Cây Nho thân gỗ là giống cây ăn quả được nhập khẩu vào nước ta trong những năm gần đây, cây có nguồn gốc xuất xứ từ nam Mỹ. Cây có quả chín mà đen, quả có nhiều dinh dưỡng được coi là một trong những loại quả quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất hiện nay.
Hoa có màu vàng trắng, mọc từ thân cây. Quả có hình dáng giống quả nho, nhưng có một lớp vỏ dày. Hầu hết quả có màu tía sẫm gần như màu đen. Lớp thịt quả có màu trắng, quả có 4 hạt.
Trái Nho thân gỗ có thể ăn ngay sau khi thu hoạch, với vị ngọt mềm, và một mùi hương dễ chịu. Trái Nho thân gỗ thường được xử lý để tách lớp vỏ cứng bên ngoài,sử dụng phần thịt quả để làm thạch và làm mứt. Trong quả còn chứa chất pectin, một trong những chất để sản xuất rượu. Trong Nho thân gỗ còn chứa một số các chất dinh dưỡng như sắt, photpho, các loại viatmin như C, B, Niacin, các chất này giúp cho tiêu hóa dễ dàng hơn, cũng như giúp loại bỏ các loại độc tố có trong cơ thể.
Có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt từ -20 độ C đến 45 độ C. Tuy nhiên nho sẽ nở hoa, cho quả khi thời tiết ấm áp. Nho thân gỗ không kén đất, có thể trồng ở vùng đất cát thô, đất lẫn sỏi đá cho đến đất thịt nặng. Tuy nhiên bà con không nên trồng nho thân gỗ trên đất sét nặng, tầng đất canh tác nông, khả năng tiêu nước kém, hay ngập úng, đất quá mặn và đất quá chua không thể cải tạo. Tốt nhất nên trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu, có cả thành phần đất cát nhẹ pha với đất thịt. Độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5.
Nhìn chung, trồng nho thân gỗ khá nhàn vì khả năng chống chịu bệnh của chúng tốt, ít bị sâu hại. Tuy nhiên, nho thân gỗ vẫn có thể bị sâu bệnh gây hại, làm giảm sút chất lượng. Các bệnh sau có thể xảy ra
- Nứt quả: Vào thời kỳ cây nuôi quả, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước. Sự chênh lệch của môi trường bên trong và bên ngoài khiến cho quả bị nứt vào lúc chín. Cũng có trường hợp nứt quả do sâu bệnh gây hại, chủ yếu là bọ trĩ và nhện vàng làm rách bề mặt vỏ quả nho, người trồng cần quan sát để có biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sớm.
- Bệnh nấm trắng: Bệnh này phát triển mạnh ở khắp các vùng trồng nho trên thế giới, đặc biệt là nơi có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Trong điều kiện thiếu ánh sáng để lá quang hợp cây nho sẽ bị tấn công vào cành, lá, quả và lây lan bệnh rất nhanh, ở nơi bị bệnh xuất hiện vệt màu trắng xám. Trị bệnh bằng cách dùng nước lưu huỳnh – vôi (canxi polisunfua) với nồng độ được khuyến cáo.
- Bệnh rỉ sắt: Bệnh do nấm gây ra trên lá bánh tẻ, lá già vào cuối vụ, trong các tháng có nhiều mưa làm sụt giảm năng suất, có thể sử dụng một số loại thuốc như Anvil 5 SC, Score 250 ND, Viben C… liều lượng phù hợp.
- Bệnh thối quả: Trên vỏ quả nho sẽ có chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng xung quanh làm quả bị teo lại, chuyển sang màu đen, thối ở bên trong. Bệnh lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời, bệnh này chủ yếu do các loại nấm gây ra, có thể dùng thuốc phun Score 250 ND, Topsin M 70%.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.