Cây khế là loại cây thuộc họ Chua me đất và cây còn có tên khoa học là Averrhoa carambola. Thông thường, cây có chiều cao từ 3 đến 7m, có nhiều cành nhánh. Phân cành thấp và thuộc loại thực vật thân gỗ nhỏ. Đối với những cây khế già, vỏ thân thường có màu đỏ với nhiều nốt sần.
Gỗ của cây khế rất dễ gãy, giòn và rễ cọc mọc sâu cỡ 1,5m. Các rễ chùm, rễ lông hút luôn tập trung dưới mặt đất khoảng 0,3 – 0,4m.
Lá của cây khế có màu xanh tươi, theo dạng hình trái xoan nhọn ở đầu. Ngoài ra, đây là loại lá kép và được mọc đối ở mỗi cành. Bên cạnh đó, hoa thường có màu tím hồng, luôn mọc thành chùm tại đầu cành, nên rất sai hoa. Mỗi cánh hoa thường gồm 2 phần, phần móng ngắn có màu trắng tinh khiết bao phủ và phần phiến dạng hình bầu dục, màu hồng tím.
Cây khế thường được nảy chồi vào mùa xuân, bắt đầu có hoa vào mùa hạ. Do đó, cây sẽ ra quả vào cuối mùa thu. Nhờ vậy, khi cây sinh sống trong điều kiện thời tiết khô, ấm thì khả năng mà cây ra quả rất cao khoảng 50 đến 70% tổng số hoa nở.
Cho đến thời điểm hiện tại, cây khế được chia làm 2 loại, gồm khế chua và khế ngọt. Đối với cây khế ngọt, thường có quả khá nhỏ, lá màu xanh nhạt và hoa thường màu hồng, cánh luôn rũ xuống mặt đất. Còn cây khế chua, có quả luôn lớn hơn quả khế ngọt, lá màu xanh tối và hoa mang một màu đỏ đậm. Ngoài ra, điểm khác biệt so với cây khế còn lại, đọt thường có màu nâu đỏ sẫm và quả chín thường mang màu vàng đậm.
Trong lúc đói, không nên ăn quá nhiều quả khế. Đồng thời, những người mắc bệnh về dạ dày cũng không nên ăn các quả khế chua, vì trong quả có nhiều axit, rất có hại cho dạ dày.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra, trong quả khế có chứa độc tính caramboxin. Do đó, những người đang chạy thận nhân tạo hoặc mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quả khế. Vì sẽ gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong.
Cây khế là loại cây rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần cung cấp đủ nước và ánh sáng cây sẽ phát triển, sinh trưởng tốt. Khi cây có chiều cao cỡ 1m, bạn nên cắt tỉa bỏ những cành khô héo, bị sâu bệnh.
Đồng thời, vào mùa hanh khô nên quét vôi vào gốc cây, nhằm ngăn chặn sự phá hoại của sâu bọ. Bên cạnh đó, bạn nên bón thêm phân hữu cơ và phân chuồng, vài tháng một lần
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.